Theo đó giai đoạn 2017-2019 thực hiện các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo và thí điểm áp dụng BIM. Hướng đến áp dụng rộng rãi BIM kể từ năm 2021.
Mô hình thông tin xây dựng (BIM) là một quá trình tạo và quản lý các bản mô tả đặc điểm vật lý. Và công năng của công trình xây dựng. Hay sản phẩm công nghiệp dưới dạng kỹ thuật số. Mô hình này được hiểu nôm na rằng thể hiện tất cả hồ sơ thiết kế của công trình bằng dữ liệu số.
Đặc biệt, các hồ sơ dạng số này có thể trao đổi, kết nối trực tuyến với nhau để tạo thành một mô hình ảo của công trình. Qua đó, BIM có thể hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định chế tạo sản phẩm. Hay thi công xây dựng công trình cầu đường.
Khái niệm về BIM đã tồn tại từ thập kỷ 1970. Thuật ngữ “mô hình thông tin xây dựng” xuất hiện lần đầu năm 1992 trong tài liệu của G.A. Van Nederveen và F. P. Tolman. Jerry Laiserin đã giúp phổ biến thuật ngữ này và thiết lập tiêu chuẩn cho thuật ngữ. Một cái tên thể hiện sự “biểu diễn mô hình” cho quá trình xây dựng công trình.
Nhanh chóng đưa ra nhiều phương án thiết kế để phân tích chọn phương án tối ưu. Giảm thiểu lãng phí, thúc đẩy nhanh tiến độ của công trình. Hơn nữa còn giảm thiểu xung đột trong quá trình thi công…
Ứng dụng BIM cho các dự án cơ sở hạ tầng tuy được áp dụng sau các công trình xây dựng dân dụng, nhưng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Kết quả báo cáo “Hiệu quả kinh doanh của việc ứng dụng BIM cho dự án cơ sở hạ tầng” của McGraw-Hill Construction cho biết:
− 67% các công ty đã sử dụng BIM thấy rõ được hiệu quả so với vốn đầu tư (ROI);
− Các công ty sử dụng ứng dụng BIM cho các dự án cơ sở hạ tầng có tốc độ tăng trưởng gấp đôi (từ 27% lên 46%);
− 89% đơn vị đang sử dụng BIM và sẽ tiếp tục dùng BIM cho các dự án hạ tầng sắp tới của họ;
− 78% doanh nghiệp chưa sử dụng BIM rất hứng thú sử dụng BIM cho các dự án mới;
Để có được một góc nhìn toàn diện về ứng dụng BIM cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhóm tác giả bắt đầu nghiên cứu từ định nghĩa và phân loại về “hạ tầng kỹ thuật”.
Hiện nay trên thế giới, việc phân loại các công trình hạ tầng kỹ thuật có sự khác biệt. Tuân theo quan điểm của các tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Từ điển Oxford định nghĩa “hạ tầng” như các công trình và kết cấu vật chất và tổ chức cơ bản. Ví dụ: tòa nhà, đường, công trình cấp điện… cần thiết cho sự vận hành của xã hội hoặc công ty. Theo như định nghĩa trên thì hạ tầng bao hàm cả các tòa nhà. Tại Việt Nam, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Các công trình hạ tầng kỹ thuật”. Các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình:
Công trình hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam có khác biệt so với thế giới. Như vậy, khi nghiên cứu về ứng dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam. Có thể bắt đầu từ nghiên cứu về việc ứng dụng BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật trên thế giới.
Mô hình 3D trong giai đoạn chuẩn bị thi công
Tuy nhiên đối với lĩnh vực công trình cầu nói riêng, công trình cơ sở hạ tầng nói chung việc áp dụng BIM có chậm hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguồn: bim.edu.vn, tạp chí khoa học công nghệ xây dựng
ALLPLAN là một thành viên của Nemetschek Group.