BIM là xu hướng công nghệ tất yếu trong ngành xây dựng. Tại Việt Nam Thủ tướng đã có quyết định 2500/QĐ-TTg phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM), trong hoạt động xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, công trình cầu và quản lý vận hành công trình.

Theo đó giai đoạn 2017-2019 thực hiện các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo và thí điểm áp dụng BIM. Hướng đến áp dụng rộng rãi BIM kể từ năm 2021.

Mô hình thông tin xây dựng (BIM) là một quá trình tạo và quản lý các bản mô tả đặc điểm vật lý. Và công năng của công trình xây dựng. Hay sản phẩm công nghiệp dưới dạng kỹ thuật số. Mô hình này được hiểu nôm na rằng thể hiện tất cả hồ sơ thiết kế của công trình bằng dữ liệu số.

Việc áp dụng BIM hướng tới mục tiêu thực hiện tiết kiệm ít nhất 30% về chi phí quy đổi tổng hợp. Từ các chủ thể có liên quan thực hiện áp dụng BIM. Tăng cường tính minh bạch và thuận lợi trong quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng. Và còn quản lý vận hành công trình cơ sở hạ tầng, công trình cầu. Trong đó:

  • Chi phí xây dựng tiết kiệm khoảng 10%. Trong đó giảm lãng phí về vật liệu xây dựng khoảng 20%
  • Giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt;
  • Giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%;
  • Giảm các yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế khoảng 40%.

Các chủ đầu tư như đã đưa ra các yêu cầu BẮT BUỘC ÁP DỤNG BIM trong một số dự án xây dựng.

Các chủ đầu tư như Tập đoàn Viettel, tập đoàn Vingroup, AlphaKing… đã đưa ra các yêu cầu BẮT BUỘC ÁP DỤNG BIM trong một số dự án xây dựng.
Đối với lĩnh vực xây dựng công trình nhà (nhà dân dụng, nhà công nghiệp), việc đầu tư và áp dụng công nghệ BIM được triển khai khá sớm. Đi tiên phong bởi các nhà thầu tư nhân hàng đầu Việt Nam như Coteccons, Hòa Bình, Delta…

BIM có thể hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định

Đặc biệt, các hồ sơ dạng số này có thể trao đổi, kết nối trực tuyến với nhau để tạo thành một mô hình ảo của công trình. Qua đó, BIM có thể hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định chế tạo sản phẩm. Hay thi công xây dựng công trình cầu đường.

Khái niệm về BIM đã tồn tại từ thập kỷ 1970. Thuật ngữ “mô hình thông tin xây dựng” xuất hiện lần đầu năm 1992 trong tài liệu của G.A. Van Nederveen và F. P. Tolman. Jerry Laiserin đã giúp phổ biến thuật ngữ này và thiết lập tiêu chuẩn cho thuật ngữ. Một cái tên thể hiện sự “biểu diễn mô hình” cho quá trình xây dựng công trình.

Mô hình BIM đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đang phát triển một cách nhanh chóng tại thị trường Việt Nam. Do những ưu điểm nổi bật như:

Nhanh chóng đưa ra nhiều phương án thiết kế để phân tích chọn phương án tối ưu. Giảm thiểu lãng phí, thúc đẩy nhanh tiến độ của công trình. Hơn nữa còn giảm thiểu xung đột trong quá trình thi công…

Ứng dụng BIM cho các dự án cơ sở hạ tầng tuy được áp dụng sau các công trình xây dựng dân dụng, nhưng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Kết quả báo cáo “Hiệu quả kinh doanh của việc ứng dụng BIM cho dự án cơ sở hạ tầng” của McGraw-Hill Construction cho biết:

− 67% các công ty đã sử dụng BIM thấy rõ được hiệu quả so với vốn đầu tư (ROI);

− Các công ty sử dụng ứng dụng BIM cho các dự án cơ sở hạ tầng có tốc độ tăng trưởng gấp đôi (từ 27% lên 46%);

− 89% đơn vị đang sử dụng BIM và sẽ tiếp tục dùng BIM cho các dự án hạ tầng sắp tới của họ;

− 78% doanh nghiệp chưa sử dụng BIM rất hứng thú sử dụng BIM cho các dự án mới;

Quy trình làm việc (BIM Workflow)

  • Giai đoạn đầu: thiết kế sơ phác, tiếp nhận dữ liệu địa hình công trình
  • Giai đoạn sau: triển khai chi tiết bê tông, cốt thép
  • Chia sẻ thiết kế với các bên liên quan trong dự án
  • Phát hiện và xử lý va chạm cốt thép, các hệ kết cấu, cơ điện
  • Thống kê khối lượng
  • Mô phỏng trình tự xây dựng
  • Quản lý mô hình BIM ngoài công trường
  • Chuyển giao dự án

Giải pháp BIM ứng dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật (infra-BIM)

Để có được một góc nhìn toàn diện về ứng dụng BIM cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhóm tác giả bắt đầu nghiên cứu từ định nghĩa và phân loại về “hạ tầng kỹ thuật”. 

Hiện nay trên thế giới, việc phân loại các công trình hạ tầng kỹ thuật có sự khác biệt. Tuân theo quan điểm của các tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Từ điển Oxford định nghĩa “hạ tầng” như các công trình và kết cấu vật chất và tổ chức cơ bản. Ví dụ: tòa nhà, đường, công trình cấp điện… cần thiết cho sự vận hành của xã hội hoặc công ty. Theo như định nghĩa trên thì hạ tầng bao hàm cả các tòa nhà. Tại Việt Nam, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Các công trình hạ tầng kỹ thuật”. Các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình: 

  1. Công trình cấp nước; 
  2. Công trình thoát nước; 
  3. Công trình hào và Tuy nen kỹ thuật; 
  4. Công trình giao thông; 
  5. Công trình cấp điện; 
  6. Công trình cấp xăng dầu, khí đốt; 
  7. Công trình chiếu sáng; Công trình viễn thông; 
  8. Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng; 
  9. Công trình nghĩa trang. 

Công trình hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam có khác biệt so với thế giới. Như vậy, khi nghiên cứu về ứng dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam. Có thể bắt đầu từ nghiên cứu về việc ứng dụng BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật trên thế giới.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM)

Công trình

  1. Đường metro 2: Bến Thành-Thanh Lương
2. Đường Quốc lộ 1 đoạn đi qua Quảng trị
3. Cầu Sài Gòn 2
4. Hầm qua sông
Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm)
5. Cầu Vàm Rồng

Quy mô

Tổng mức đầu tư 1,7 tỷ Euro
Tổng mức đầu tư 2,990 tỷ VNĐ
Dài 1 km, 30 nhịp, rộng  23,5m với 6 làn xe trong đó có 4 làn ô tô
Tổng mức đầu tư 8.101 nghìn tỷ VND
Tổng mức đầu tư 272 triệu USD

Dịch vụ BIM sử dụng

Mô hình 3D trong giai đoạn chuẩn bị thi công

Mô hình 3D và quét lazer 3D trong giai đoạn chuẩn bị và sau thi công
Dịch vụ BIM được sử dụng trong quá trình lập hồ sơ mời thầu và khối lượng, mô hình 3D và dữ liệu trình chiếu
Mô hình 3D và kiểm soát xung đột trong các quá trình sau thi công, hay quá trình vận hành và sử dụng
Mô hình 3D và kiểm soát xung đột trong các quá trình sau thi công, hay quá trình vận hành và sử dụng

Một số công trình tại Việt Nam

Tuy nhiên đối với lĩnh vực công trình cầu nói riêng, công trình cơ sở hạ tầng nói chung việc áp dụng BIM có chậm hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguồn: bim.edu.vn, tạp chí khoa học công nghệ xây dựng

Tải Allplan Bridge 2020 Ngay!

Allplan 2020 là giải pháp BIM mà các đội ngũ kiến trúc và kỹ thuật dễ tiếp cận hơn. Tốc độ làm việc tăng lên đáng kể nhờ giao diện người dùn dể sử dụng. Tất cả những người tham gia dự án được kết nối với nhau thông qua quy trình kỹ thuật số BIMPLUS.

allplan asia
Shopping Basket