GIS and BIM
© MEVA

Quy Hoạch Cốp Pha Với Mô Hình BIM: Thúc Đẩy Năng Suất Cho Các Công Ty Xây Dựng Và Chủ Thầu

Công nghệ tác động đáng kể đến ngành xây dựng yêu cầu các nhà thầu phải không ngừng cải tiến và đổi mới. Theo đó, mô hình thông tin công trình (BIM) đang dần được sử dụng rộng rãi trong việc lập kế hoạch cho các hoạt động xây dựng. Đặc biệt, bên cạnh hiệu quả về chi phí, các công ty xây dựng và chủ thầu đang nhận ra những lợi thế to lớn của việc áp dụng BIM trong quy trình quy hoạch cốp pha. 

Tiếp Cận Đổi Mới

Việc sử dụng bê tông đổ tại chỗ trong xây dựng đang có nhiều thay đổi. Vì chi phí quy hoạch cốp pha từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ngày càng cao, đôi khi lên tới 500€ cho một gói quy hoạch, nhu cầu quy hoạch cốp pha nội bộ đang có xu hướng tăng bất kể mục đích cho thuê hay sở hữu. Để giảm bớt áp lực tài chính cho dự án, một số công ty đã chuyển sang quy hoạch thủ công bằng cách sử dụng các hình học được xác định bởi nhà sản xuất. Mặc dù phương pháp này cung cấp khả năng trực quan và quy hoạch cơ bản, song vẫn thiếu tính cải tiến và đổi mới. 

Tuy nhiên, một số công ty xây dựng hàng đầu đang tìm giải pháp thay thế cho vấn đề này. Bằng cách kết hợp các mô hình BIM vào quy hoạch cốp pha, họ có thể chủ động kiểm soát các dự án và ngân sách của mình, đặc biệt là đối với các hoạt động cốp pha phức tạp. Đồng thời, việc áp dụng BIM cũng giúp họ có thể xử lý các dự án lớn hơn, phức tạp hơn. Tòa nhà văn phòng “Roche New Office Building 2” ở Basel – do ARGE Marti Roche Bau 2 (Marti AG Zurich/Basel) xây dựng – là minh chứng cho thấy dự án không chỉ tuân thủ đúng tiến độ mà còn hoàn thành trước thời hạn. 

Formwork
© ALLPLAN GmbH

Các Lựa Chọn Thiết Kế Cốp Pha Hiệu Quả

Khi nhắc đến quy hoạch cốp pha, có ba cách tiếp cận phổ biến. Mỗi phương pháp mang lại những lợi ích cũng như bất lợi khác nhau: 

  1. Sử dụng các công ty cho thuê hoặc sản xuất thiết bị gốc (OEM): Đây là phương pháp gây tốn kém và hạn chế các lựa chọn vì các giải pháp chỉ giới hạn trong các dịch vụ của nhà sản xuất hoặc công ty cho thuê đó. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp bận rộn, việc thuê ngoài giúp đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án.
  2. Sử dụng các công cụ dành riêng cho OEM: Rất nhiều OEM cung cấp các công cụ quy hoạch được thiết kế riêng cho hệ thống của họ. Một mặt, các phần mềm CAD có thể cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng mặt khác, chúng có thể ràng buộc người dùng với các nhà sản xuất và quy trình làm việc cụ thể của họ.
  3. Phương pháp thủ công: Với các dự án nhỏ, các phương pháp thủ công thường được sử dụng dựa trên các bản vẽ tùy chỉnh được dùng trong các dự án trước đó. Mặc dù có thể ứng dụng một cách linh hoạt, phương pháp này được đánh giá không mang đến hiệu suất cao.

Tuy nhiên, hãy xem qua sự lựa chọn thứ tư: sử dụng tính năng quy hoạch cốp pha của Allplan. Phần mềm này cung cấp các công cụ cần thiết từ giai đoạn thiết kế đến xây dựng cốp pha, không thua kém gì so với một nhà lập kế hoạch cốp pha thuê ngoài. Bên cạnh tiết kiệm chi phí, giải pháp này còn mang đến vô số lợi ích đáng kể. 

Formwork
© ALLPLAN GmbH

Quy Hoạch Cốp Pha Với BIM Trong Thực Tế

Để hiểu thêm về lợi ích của BIM trong quy hoạch cốp pha, hãy xem xét tình huống sau đây. Sau khi thắng thầu trong một dự án tòa nhà, quá trình xây dựng yêu cầu việc quy hoạch chuyên sâu. Quá trình quy hoạch tập trung vào mô hình BIM 3D được cung cấp trong giai đoạn đấu thầu hoặc phác thảo từ nội bộ nhằm phục vụ một số mục đích cụ thể. Thứ nhất, đây là cơ sở để bóc tách khối lượng và lập kế hoạch chi phí trong giai đoạn đấu thầu. Sau đó, nó có thể được sử dụng để quy hoạch cốp pha, bao gồm lập kế hoạch cho các hoạt động cụ thể hoặc mô phỏng quá trình thi công. 

Đối với quy hoạch cốp pha, tòa nhà được chia làm các phân đoạn riêng biệt nhằm sắp xếp lịch trình xây dựng và nhân công hiệu quả. Phương pháp này giúp tối ưu hóa hiệu suất trong quá trình vận hành cũng như phân bổ nguồn lực.  

Tiếp đến, xây dựng một kế hoạch từng bước cho các cấu kiện cốp pha. Với các công cụ lập kế hoạch cốp pha của Allplan, các kỹ sư có thể tối ưu hóa việc sử dụng các bộ phận cốp pha theo thời gian, xác định và giải quyết các mối nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn cũng như giải quyết các xung đột của các bộ phận cốp pha trong dự án. Bằng cách gán thuộc tính thời gian cho các cấu kiện cốp pha, người dùng có thể tạo báo cáo về số lượng tối đa các phần tử cốp pha cần đặt và giao tại nhiều thời điểm khác nhau. 

Sự Ra Đời Của Công Cụ Quy Hoạch Ván Khuôn Tích Hợp BIM

Công nghệ phát triển vô cùng nhanh chóng, dẫn đến việc quy hoạch cốp pha tiếp tục phát huy hiệu quả đáng kể của nó. ALLPLAN luôn nỗ lực hỗ trợ quy trình từ thiết kế đến xây dựng, với những giải pháp tối ưu hiệu suất toàn bộ vòng đời dự án. Phiên bản mới nhất mang đến quy trình làm việc nâng cao để thiết kế công trường nhanh chóng, cho phép cốp pha – cũng như các hoạt động khác, chẳng hạn như cần cẩu và công tác nền – được lên kế hoạch và thực hiện một cách tỉ mỉ. 

Tóm lại, việc tích hợp mô hình BIM vào quy hoạch cốp pha không chỉ mang lại hiệu quả về mặt chi phí. Đó là một cách tiếp cận có tư duy tiến bộ, cho phép các công ty xây dựng và nhà thầu chủ động kiểm soát dự án của họ một cách hiệu quả, đảm bảo năng suất hoạt động và thúc đẩy sự đổi mới. Khi ngành xây dựng đang phát triển nhanh chóng, việc tận dụng quy hoạch cốp pha lấy BIM làm trung tâm là một bước tiến mang tính vượt bậc, giúp thiết lập các tiêu chuẩn thành công mới trong lĩnh vực này. 

Formwork
© ALLPLAN GmbH

Trải nghiệm Allplan 2024 với phiên bản dùng thử miễn phí của chúng tôi để nâng tầm thiết kế xây dựng của bạn.

Shopping Basket