Các bước để các chủ đầu tư
áp dụng BIM thành công tại Việt Nam

BIM là một quy trình để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng sự tin cậy trong quá trình thiết kế và xây dựng. Quy trình BIM giúp chúng ta hiểu được tính năng động, đặc điểm và tính thẩm mỹ của một công trình được đề xuất. Các bước để áp dụng BIM thành công: am hiểu về BIM, truyền đạt đúng lợi ích của nó. Đánh giá về phần cứng và phần mềm cần thiết, dựng kế hoạch quản lý. Lựa chọn đội ngũ thực hiện và dự án thí điểm, xây dựng quy trình hợp lý, xây dựng đội ngũ BIM chủ chốt, chọn phần mềm xây dựng sử dụng...

Kế hoạch chiến lược áp dụng BIM tại các nước pháp triển

Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới, các đơn vị thầu xây dựng, tư vấn, thiết kế, thi công đều đang áp dụng BIM. 10 bước dưới đây sẽ giúp các đơn vị xây dựng có những chuẩn bị và thực hiện tốt nhất quy trình BIM.

1. Hiểu về BIM

Trước khi bắt đầu áp dụng một phần mềm hay một công nghệ nào đó, người dùng cần tìm hiểu và biết chính xác về nó. Lợi ích, ưu nhược điểm và cách BIM tác động đến nhóm làm việc ra sao. Ví dụ bản vẽ 2D, các công ty để lại thông tin chi tiết trên bản vẽ xây dựng cho các giai đoạn thiết kế. Với BIM, nhiều chi tiết thiết kế cần được thể hiện nhiều hơn là 2D CAD.

2. Đánh giá về phần mềm và phần cứng cần thiết

Không chỉ đơn giản là phần, BIM còn là một quá trình cộng tác dựa vào mô hình 3D thông minh. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phần mềm để tạo ra các mô hình đó. Vì thế, bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu phần mềm có sẵn. Và xem xét liệu phần cứng hiện tại của bạn có khả năng xử lý hay không.

3. Xây dựng kế hoạch quản lý mới

Khác với các phần mềm trước đây, BIM đại diện cho sự đổi mới về công nghệ. Vì thế, người sử dụng phải có kế hoạch cho sự thay đổi. Ví dụ như đào tạo nhân sự, tập huấn các thành viên trong nhóm để có sự kết nối tốt nhất.

Hiện tại phần lớn các công ty triển khai mô hình 3D chi tiết thép bằng phần mềm ALLPLAN. Cho riêng phần kết cấu thép. ALLPLAN có rất nhiều công cụ mô hình hóa, từ đơn giản đến phức tạp. Các chức năng như bố trí thép thanh tự động và các công cụ uốn, giúp các kỹ sư cắt giảm thời gian để thiết kế cốt thép. Phần mềm cũng không đòi hỏi cấu hình máy tính cao. Tải bản dùng thử TẠI ĐÂY.

4. Chọn đội ngũ thực hiện và có dự án thử nghiệm

Trước khi đưa vào hoạt động, bạn chạy một dự án BIM thử nghiệm. Trong trường hợp bạn đang thực hiện nhiều các dự án nhỏ mỗi năm. Hãy xem xét hoàn thành một dự án thí điểm với BIM, chắc chắn bạn sẽ thu được nhiều kinh nghiệm.

5. Xây dựng quy trình hợp lý

Trong khi chạy thử nghiệm, hãy cố gắng đề ra tiêu chuẩn trong hoặc trước khi chạy. Dựa vào kết quả đó, bạn sẽ có được kinh nghiệm cũng như giải pháp tốt giúp công việc phát triển thuận lợi hơn.

6. Xây dựng đội ngũ BIM chủ chốt

Bước tìm nhân lực và xây dựng đội ngũ chủ chốt cực kì quan trọng bởi vì họ chính là người vận hành BIM. Hãy cố gắng đẩy các thành viên chủ chốt BIM vào các dự án, cung cấp các khóa huấn luyện bổ sung, hỗ trợ giúp phát triển đội ngũ BIM cho công ty.

7. Chọn phần mềm xây dựng phù hợp cho quy trình BIM

Các phần mềm BIM giúp việc phát hiện các vấn đề tiềm ẩn. Tránh sự lãng phí về thời gian và tiền bạc trong công trình xây dựng. Tại Việt Nam, BIM trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với việc chỉ đọc bản vẽ thiết kế. Việc ứng dụng BIM cho nhà thầu thi công và chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Phần mềm triển khai BIM phổ biến nhất hiện nay dựa theo các tính năng riêng của nó như (ALLPLAN, Revit, Navisworks, Autodesk BIM 360…)

ALLPLAN là một trong những phần mềm mạnh mẽ nhất cho BIM, triển khai chi tiết cốt thép 3D. Là một phần mềm CAD và cung cấp cả giải pháp BIM cho xây dựng. Nó cũng có các tính năng tuyệt vời để tạo bản vẽ thép với hình dạng hình học phức tạp. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ALLPLAN BIMPLUS miễn phí với license ALLPLAN.

8. Đào tạo, chuyển giao cho các đội ngũ BIM khác

Việc cung cấp các khóa huấn luyện đào tạo là thực sự quan trọng. Đặc biệt hơn, khi bắt đầu dự án BIM. Khi được đào đạo bài bản, họ sẽ vận hành tốt mà không mắc các sai lầm nghiêm trọng. Bạn nên chia nhân lực ra để đào tạo thay vì đào tạo toàn bộ nhân viên cùng một lúc.

quan ly du lieu bim

9. Tích hợp với các mô hình khác nhau

Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng việc kết hợp các mô hình đơn lẻ thành một mô hình chia sẻ chung. Việc đó sẽ đẩy mạnh quá trình phối hợp và mở ra một bước tiến mới.

10. Mở rộng và đổi mới với BIM

Khi áp dụng BIM, bạn sẽ thấy rằng BIM cho phép mở rộng khả năng hiển thị, phối hợp và phân tích mới. Vì thế, bạn có thể tìm cách để biến những khả năng mới thành giá trị. Hơn nữa, cung cấp thêm các dịch vụ mới cho khách hàng. Truyền đạt giá trị của BIM cho khách hàng. Đồng thời, cho họ biết bạn đã sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của các nhiệm vụ BIM sẽ diễn ra.

BIM là công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý tài sản trong công trình xây dựng

Vòng đời BIM dựa trên quy trình mô hình cộng tác để tạo lập, duy trì, sử dụng thông tin xây dựng. Để quản lý hiệu quả các hoạt động và bảo trì dự án trong suốt vòng đời hoạt động.

Để thu thập và tạo ra dữ liệu trên một hoặc nhiều công trình, các chủ đầu tư, kỹ sư và kiến trúc sư có thể sử dụng 2 phương pháp chính. Phương pháp đầu tiên là sử dụng dữ liệu BIM ở giai đoạn sau thi công. Trong các hệ thống cơ sở vật chất, tạo ra một hoạt động bảo trì giữa mô hình BIM và hệ thống quản lý tích hợp.

Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm làm việc trong dự án. Các nhóm được chọn để thiết kế và thi công cơ sở vật chất mới, cải tạo hoặc đang được xây dựng.

Phương pháp thứ hai liên quan đến mô hình hóa các cơ sở dữ liệu hiện có. Để tiếp cận toàn diện vòng đời BIM cho toàn bộ danh mục đầu tư.

Tải Allplan 2020 Ngay!

Giải pháp BIM mà các đội ngũ kiến trúc và kỹ thuật dễ tiếp cận hơn. Tốc độ làm việc tăng lên đáng kể nhờ giao diện người dùn dể sử dụng. Tất cả những người tham gia dự án được kết nối với nhau thông qua quy trình kỹ thuật số BIMPLUS.

allplan asia
Shopping Basket