Phần 1: BIM và Xây dựng Tinh gọn – Một bộ đôi hoàn hảo

xây dựng tinh gọn

Trong phần đầu tiên của 2 phần về Xây dựng Tinh gọn (Lean Construction) và BIM, chúng tôi sẽ giải thích Lean là gì và tại sao nó có thể kết hợp tốt với BIM

Mở đầu

Các dự án xây dựng ở một vài quy mô nhất định thì phức tạp và, tùy thuộc vào mẫu hợp đồng, được thiết kế trước và thi công sau. Một số lượng lớn người tham gia vào dự án phải cùng làm việc về nội dung, chất lượng, thời hạn và chi phí sao cho phù hợp với mục tiêu của dự án. Việc tổ chức phối hợp không đầy đủ trong quá trình này sau cùng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro hơn – mất thời gian, chi phí cao hơn hoặc chất lượng giảm thiểu. Không chỉ khách hàng mà tất cả các bên tham gia vào dự án đều mong muốn tăng hiệu quả và tránh được các lỗi và sự cố. Để đạt được mục tiêu này, có hai cách tiếp cận lý tưởng: Xây dựng Tinh gọn BIM.

Quản lý Tinh gọn (Lean Management) là gì?

Tinh gọn trong tiếng Anh là “lean”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một nghiên cứu năm 1990 của các nhà nghiên cứu tại MIT, tìm hiểu về sự khác biệt trong điều kiện phát triển và sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô. Các tác giả đã tóm tắt các nguyên tắc mà họ đã phát triển cho một hệ thống sản xuất và phát triển đặc biệt hiệu quả và chất lượng vượt trội với tên gọi Sản xuất Tinh gọn (Lean Production). Những nguyên tắc này đã được khái quát hóa một thời gian ngắn sau đó và được áp dụng cho các ngành công nghiệp khác với thuật ngữ Quản lý Tinh gọn. Như tên gọi, quản lý tinh gọn không chỉ là về sản xuất, mà là về quản lý và tổ chức nói chung. Theo đó, xây dựng tinh gọn có nghĩa là lập kế hoạch và xây dựng tinh gọn.

Tinh gọn ở đây có nghĩa là gì?

Thực chất “tinh gọn” là gì? Trọng tâm chính trong Quản lý Tinh gọn cũng như trong việc thích ứng với ngành xây dựng, Xây dựng Tinh gọn, là tránh lãng phí nói chung, và điều đó có nghĩa là: tổ chức minh bạch và có cấu trúc. Trong bối cảnh này, tất cả các hoạt động không góp phần tạo ra giá trị của sản phẩm, tức là không làm tăng giá trị của sản phẩm theo quan điểm của khách hàng, đều được coi là lãng phí (hiện hoặc ẩn). Những lãng phí này bao gồm: lập kế hoạch nhiều lần, sản xuất thừa, lỗi thiết kế và thiếu sót trong quá trình thực hiện, hàng tồn kho thừa, công việc và lộ trình không cần thiết, cũng như thời gian chờ đợi và vận chuyển thừa.

Năm nguyên tắc tinh gọn

Mục tiêu chính là sắp xếp các quy trình theo cách loại bỏ mọi lãng phí. Thay vào đó, một dòng chảy liên tục, không bị gián đoạn từ bước đầu tiên đến bước làm việc cuối cùng được xem là lý tưởng, giúp giảm thiểu thời gian thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong tổng số năm nguyên tắc cơ bản được xây dựng dựa trên nhau:

1.Giá trị khách hàng: Quy trình làm việc luôn được nhìn nhận từ quan điểm của khách hàng. Tất cả các hoạt động đều phải phù hợp với điều này. Các thay đổi đối với quy trình chỉ được chấp nhận nếu giá trị gia tăng được tạo ra từ quan điểm của khách hàng. Để đảm bảo góc nhìn tối ưu từ khách hàng, phải có giao tiếp thường xuyên với khách hàng.

2.Chuỗi giá trị: Với quan điểm khách hàng này, tất cả các bước quy trình hiện có được xem xét và chia thành có giá trị gia tăng hoặc không có giá trị gia tăng dựa vào đóng góp của chúng vào sản phẩm cuối cùng, tức là tòa nhà. Các bước có giá trị gia tăng làm tăng giá trị trực tiếp cho tòa nhà. Mặt khác, các bước không có giá trị gia tăng không tạo thêm giá trị và do đó thể hiện sự lãng phí. Chúng phải được tối ưu hóa hoặc thậm chí loại bỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bước quy trình riêng lẻ có thể là không có giá trị gia tăng đối với khách hàng, nhưng cần thiết cho việc tạo ra dự án.

3.Dòng chảy: Không giống như hiệu quả nguồn lực, mà trong đó mục tiêu là sử dụng hiệu quả các nguồn lực, hiệu quả dòng chảy tập trung vào đơn vị được xử lý trong toàn tổ chức và tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa các hoạt động có giá trị gia tăng trong suốt chu kỳ của chúng. Vì vậy, mục tiêu không phải là tối ưu hóa tài nguyên mà là tối ưu hóa quy trình. Bằng cách sắp xếp các bước công việc có giá trị gia tăng, điều này dẫn đến một quy trình tối ưu nhất quán hướng đến lợi ích của khách hàng mà không bị gián đoạn. 

4.Kéo: Theo nguyên tắc kéo, việc sản xuất hoặc vận chuyển một sản phẩm được bắt đầu dựa trên yêu cầu của nhu cầu ở cuối chuỗi quy trình. Một “lực kéo” được tạo ra, theo đó chỉ những gì khách hàng cần mới được sản xuất.

5.Nguyên tắc không khiếm khuyết: Bằng cách khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi về quy trình làm việc và trao quyền cho họ để xác định lãng phí trong quy trình, nhờ đó giúp theo đuổi mục tiêu cải tiến liên tục và quy trình được hoàn thiện.

Bộ đôi hoàn hảo: BIM và Xây dựng Tinh gọn

Xây dựng Tinh gọn và BIM là một đôi hoàn hảo không chỉ vì chúng có cùng mục tiêu là tối ưu hóa quy trình thiết kế và xây dựng. Chúng còn bổ sung cho nhau. BIM cung cấp nền tảng lý tưởng cho một công trường xây dựng tinh gọn. Việc lập kế hoạch dựa trên một mô hình xây dựng đảm bảo chính xác rằng – một nguồn dữ liệu đáng tin cậy, phần lớn không mắc lỗi và nhất thiết phải làm nền tảng cho tất cả các quy trình tiếp theo. Việc sử dụng các mô hình BIM trong toàn bộ vòng đời của công trình ngăn ngừa việc tạo lặp lại cùng một thông tin. Hơn nữa, các mô hình 4D và 5D, thông qua các tính toán về thời gian và số lượng đáng tin cậy, có thể thực hiện các mục tiêu như giảm thiểu thời gian thông lượng hoặc đạt được hiệu suất dòng chảy cao nhất có thể, thực hiện nguyên tắc kéo và tránh lãng phí trong việc lập kế hoạch nói chung. Ngược lại, quản lý tinh gọn với các phân tích quy trình cơ bản của nó (cũng nằm ngoài kế hoạch thuần túy) cung cấp điều kiện tiên quyết hoàn hảo để làm việc thành công với BIM.

Trong phần thứ hai, bạn sẽ tìm hiểu cách BIM và Xây dựng Tinh gọn có thể được triển khai thành công trong thực tế.

Nguồn: blog.allplan.com

Shopping Basket