© iStockphoto LP / metamorworks

5 xu hướng tiềm năng của lĩnh vực AEC trong năm 2023

Lĩnh vực kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng (AEC) đã thay đổi đáng kể trong những năm vừa qua. Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số dần trở nên tiên tiến hơn. Ngày nay, hầu hết các bên liên quan đều được hỗ trợ bởi các giải pháp kỹ thuật số trong toàn bộ quá trình xây dựng. Có vẻ như phần cuối của một hành trình là sự khởi đầu của một sự thay đổi sâu sắc trong ngành xây dựng và bất động sản dựa trên việc sử dụng dữ liệu theo những cách mới lạ. Năm 2023 sẽ chứng kiến sức ảnh hưởng của công nghệ lên toàn ngành với một số bước phát triển quan trọng, khi công ngh trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và xây dựng. Dưới đây là dự đoán của chúng tôi về 5 xu hướng kỹ thuật số hàng đầu của lĩnh vực AEC trong năm 2023.  

Quản lý tri thức dựa trên nền tảng AI

Một trong những bước phát triển hữu ích nhất sẽ diễn ra vào năm 2023 là sự thay đổi từ quản lý dự án lấy giải pháp làm trung tâm sang quản lý dự án lấy dữ liệu làm trung tâm. Hiện tại, các mô hình BIM, bản vẽ 2D và thậm chí cả tài liệu không có đồ họa có thể được quản lý bằng các công cụ như nền tảng dựa trên đám mây Bimplus. Điều này hỗ trợ người dùng chia sẻ bản vẽ 2D, mô hình 3D và liên kết tất cả các tài liệu có sẵn với đúng đối tượng trong mô hình BIM. 

Quá trình này còn có thể trở nên liền mạch và tự động hơn bằng cách đưa trí tuệ nhân tạo vào quy trình. Ví dụ: trong tương lai, một bộ bản vẽ có thể được tải lên đám mây, nơi thuật toán sẽ xác định bản vẽ nào thuộc về dự án nào và phân tích xem bản vẽ đó có khớp với các mô hình 3D hiện có hay không, và toàn bộ quá trình này sẽ cần sự tương tác của con người ở mức tối thiểu. Mặc dù các đơn vị lập kế hoạch vẫn có thể cung cấp các dự án ở dạng 2D, nhưng điều này mang lại lợi ích cho nhiều bên — tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng thiết kế. 

Tự động hóa trong thiết kế

Theo dự đoán, trong năm 2023, chúng ta sẽ thấy nhiều mô hình tham số và tự động hóa thiết kế dựa trên dữ liệu hơn. Sự gia tăng của lập trình trực quan đang tạo điều kiện tự động hóa tùy chỉnh cho các kiến trúc sư và kỹ sư không có kỹ năng lập trình trong team. Việc điều chỉnh các công cụ CAD và BIM để phù hợp hơn với quy trình của đơn vị thiết kế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình thiết kế, tại thời điểm mà các công ty tư vấn đang ngày càng tìm cách cải thiện năng suất. Bên cạnh việc tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại trong quy trình thiết kế, các công cụ cũng có thể được phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhiều quy trình làm việc hơn, chẳng hạn như kiểm tra chất lượng. Các phân tích thiết kế dựa trên quy tắc – chẳng hạn như những phân tích cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn – là một lĩnh vực mà tự động hóa sẽ đóng một vai trò quan trọng. 

© ALLPLAN

Tự động hóa trong vận hành

© ALLPLAN

Tự động hóa sẽ không chỉ làm biến đổi quy trình thiết kế mà còn với quá trình sản xuất và xây dựng. Đặc biệt, xây dựng tiền chế – một kỹ thuật đang được áp dụng và sử dụng rộng rãi góp phần thúc đẩy việc sử dụng máy móc kỹ thuật số trong xây dựng. Ví dụ, các cấu kiện bê tông đúc sẵn có độ phức tạp bất kỳ giờ đây có thể được thiết kế trực tiếp trong Allplan, nhờ sự hợp nhất của Allplan và Planbar. PythonParts cũng có thể được sử dụng để thiết kế các đối tượng đúc sẵn một cách nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ thực hiện các thay đổi một cách dễ dàng. Các bản vẽ kết cấu và mô hình 3D để sản xuất có thể được tạo tự động và việc kiểm tra các cấu kiện đúc sẵn giống hệt nhau (bao gồm cả chi tiết cố địnhgia cố cốt thép) có thể được thực hiện nhanh chóng bằng cách sử dụng mã định danh duy nhất. Khi thị trường đúc sẵn phát triển, các công cụ cũng phát triển để hợp lý hóa quy trình sản xuất và phân phối. 

Về các hoạt động xây dựng, ngày càng có nhiều công cụ mới xuất hiện hỗ trợ cho việc lập kế hoạch xây dựng. Ví dụ: khi sử dụng Allplan, vị trí của tháp cẩu có thể được kiểm tra va chạm trên phần mềm trước khi sắp đặt trên công trường. Tính năng kiểm tra tải trọng/ sức chứa cũng được cung cấp sẵn, có thể được tùy chỉnh một cách dễ dàng và liên kết với dữ liệu cụ thể của nhà sản xuất, chẳng hạn như kích thước tháp, móng và cần trục. Ngoài ra còn có các công cụ để đặt các thiết bị công trường và so sánh các biến thể, hỗ trợ tạo ra sơ đồ bố trí công trường xây dựng hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Khi các nhà thầu tìm cách đạt được hiệu quả cao hơn và bảo vệ tỷ suất lợi nhuận, thì tự động hóa chính là giải pháp.  

Nền tảng đám mây và IoT (Internet vạn vật)

Một thuật ngữ mới sẽ trở nên phổ biến trong năm 2023 chính là BIM Liên kết. Điều này hỗ trợ người dùng kết nối dữ liệu trong toàn bộ vòng đời của tòa nhà hoặc cơ sở vật chất. Kết nối kỹ thuật số song song là một cách để thực hiện việc này, hỗ trợ tối ưu hóa kết quả dựa trên thông tin chi tiết về dữ liệu thu được từ các dự án trước đó. Đối với các đơn vị thiết kế, BIM Liên kết sẽ hỗ trợ họ cải thiện cả việc trao đổi thông tin và tính toàn vẹn của thông tin, đồng thời hỗ trợ kết nối các giải pháp khác nhau (chẳng hạn như các công cụ kiểm tra quy tắc như Solibri Inside với các công cụ tạo mô hình như Allplan). 

Về mặt vận hành, việc quản lý cơ sở vật chất đã dần dịch chuyển sang kết nối kỹ thuật số song song bằng cách thêm các cảm biến hỗ trợ Quản lý vòng đời tòa nhà. Điều này đưa hoạt động giám sát dữ liệu trực tiếp vào quá trình ra quyết định, đặc biệt khi xem xét các hoạt động trong tương lai, có thể bao gồm các yếu tố như tiêu thụ năng lượng, phân bổ không gian, hiệu suất hoạt động của cơ sở vật chất, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và giám sát tình trạng kết cấu công trình. Kết nối thông tin này với các nguồn khác thông qua BIM sẽ hỗ trợ người dùng hiểu rõ hơn và phản hồi dữ liệu hiệu suất thực tế liên quan đến thiết kế để cung cấp thông tin tốt hơn cho các dự án trong tương lai. 

© ALLPLAN

Điện toán di động và trải nghiệm XR

Một công nghệ mới nổi khác sẽ được chú ý nhiều hơn trong năm nay là Metaverse. Về cơ bản, Metaverse là sự mở rộng của thực tế mở rộng (XR), có khả năng cung cấp cho các nhóm dự án một môi trường độc đáo để cộng tác. Trong khi thực tế ảo hỗ trợ khám phá bản sao kỹ thuật số của một tòa nhà, thì mục đích của Metaverse là hỗ trợ các nhóm dự án đến với nhau thông qua trải nghiệm nhập vai. Tại đây, các thành viên trong nhóm và các bên liên quan có thể tương tác với mô hình dự án ảo bằng thiết bị VR. Metaverse cũng hỗ trợ thiết lập dự án trung tâm lưu trữ tất cả dữ liệu của các mô hình. Những lợi ích tiềm năng của Metaverse về mặt cộng tác, tạo nguyên mẫu thiết kế, phối hợp BIM và trực quan hóa là quá tuyệt vời để có thể bỏ qua, vì vậy hãy đón chờ thêm những thông tin về xu hướng mới nhất này. 

Shopping Basket