Bên cạnh các tổ chức tư vấn thiết kế truyền thống, đã xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn giải pháp về BIM. Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ cho các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng. Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao, thúc đẩy việc ứng dụng BIM. Tiêu biểu: Cty TNHH Tư vấn và ứng dụng công nghệ BIM Việt Nam (ViBIM), Cty TNHH HSD Việt Nam…
Đã có nhiều nhà thầu ứng dụng BIM vào giai đoạn đấu thầu, thi công xây lắp. Nhằm kiểm soát khối lượng công việc, lập biện pháp tổ chức thi công. Phát hiện và xử lý va chạm giữa các kết cấu trong giai đoạn thi công. Tiêu biểu như: Cty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Cty CP Xây dựng Cotec (CotecCons),…
Việc ứng dụng BIM tại các tổ chức thi công gặp khó khăn so với các tổ chức tư vấn thiết kế. Do nhân sự thường xuyên thay đổi, khó duy trì đội ngũ phụ trợ có kiến thức về BIM phù hợp
Nhiều cơ sở đào tạo thuộc các công ty, trung tâm thuộc các trường Đại học mở các khóa đào về sử dụng BIM và quản lý BIM. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp.
Trên thế giới, hiện nay BIM đang ngày một trở nên phổ biến. Nhiều nước như Anh, Mỹ, Đức,… đã áp dụng BIM ở nhiều mức độ khác nhau. Qua đó, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của ngành Xây dựng nước mình.
BIM là một chiến lược tăng cường tính cạnh tranh, tăng năng suất thiết kế và thi công. Đồng thời, giảm chi phí trong xây dựng và vận hành công trình.
Việt Nam có thể dựa trên kinh nghiệm các nước áp dụng BIM thành công như Hoa kỳ, Singapore… Từ đó, đưa ra cơ chế, chính sách thích hợp cho việc áp dụng BIM vào ngành Xây dựng.
BIM cũng là giải pháp để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành Xây dựng. Việc bỏ lỡ cơ hội áp dụng BIM trong ngành Xây dựng Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ về tụt hậu. Và mất khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Ví dụ như:
Tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp chính như sau:
Về cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn:
Xây dựng chương trình đào tạo về BIM và yêu cầu đối với các vị trí công việc liên quan đến BIM. Xây dựng khung chương trình đào tạo cho các đối tượng có liên quan. Đề xuất yêu cầu về tiêu chí nhân sự cho các vị trí công việc yêu cầu năng lực BIM.
Phát triển hợp tác với các tổ chức nước ngoài nghiên cứu công nghệ BIM trong hoạt động xây dựng.
Nhà nước ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách và các nguồn khác cho việc tuyên truyền phổ biến.
Thực hiện một số dự án thí điểm áp dụng BIM. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ đào tạo hướng dẫn áp dụng BIM vào dự án. Từ giai đoạn chuẩn bị ban đầu, có chuyên gia tư vấn đến khi hoàn thành dự án. Đồng thời, có các phương án hỗ trợ doanh nghiệp về phần mềm cơ sở dữ liệu nếu cần thiết.
Kinh phí áp dụng BIM được tính trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và chi phí quản lý công trình.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về BIM thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo BIM cùng với sự vào cuộc sát sao của các bên góp phần vào thành công Đề án. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong hoạt động đầu tư xây dựng. Để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành Xây dựng.
Nguồn : Baoxaydung.com
ALLPLAN là một thành viên của Nemetschek Group.