Trong ngành kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng (AEC), phần lớn sự quan tâm về vấn đề cắt giảm khí thải được đặt ra trong giai đoạn thiết kế và vận hành. Tuy nhiên, việc giảm khí thải trong quá trình xây dựng cũng quan trọng không kém. Khí thải được tạo ra trong suốt quá trình xây dựng các công trình chiếm 11% tổng lượng khí thải trong ngành. Tuy nhiên, đây là một dạng khí thải khó xác định và cắt giảm hơn. Mô hình thông tin công trình (BIM) có thể giúp giải quyết vấn đề này nhờ vào khả năng cho phép xem xét lượng khí thải trong giai đoạn xây dựng nhằm giúp nhà thầu có thể đưa ra các lựa chọn tốt nhất.
Khí thải trong xây dựng đề cập đến lượng khí thải xuất hiện trong các giai đoạn xây dựng và liên quan đến nguyên vật liệu được sử dụng trong suốt vòng đời của một công trình. Chúng có thể được thải ra trong quá trình khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu, sản xuất và vận chuyển đến công trường, cũng như trong quá trình xây dựng, vận hành, tái tạo, phá dỡ và xử lý.
Về cơ bản, trước khi một công trình được đưa vào sử dụng, quá trình xây dựng đã bắt đầu tạo ra khí thải, và sau khi được sử dụng, lượng khí thải này không thể cắt giảm. Trong khi lượng khí thải trong quá trình vận hành công trình đang có xu hướng giảm đi, tỷ lệ khí thải xây dựng được dự báo sẽ tăng đáng kể.
Để cắt giảm khí thải trong ngành AEC, toàn bộ quá trình xây dựng cũng như các khía cạnh vận hành công trình phải được xem xét. Nhà thầu có thể lựa chọn các nguyên vật liệu, sản phẩm và phương pháp xây dựng nhằm hạn chế hoặc thậm chí không phát sinh khí thải.
Cho dù cải tạo hay xây dựng công trình mới, BIM cho phép các nhà thầu nâng cao chất lượng ra quyết định trong suốt vòng đời của công trình. Nhờ đó, họ có thể tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu và tài sản, tránh lãng phí tài nguyên cũng như tăng tính bền vững trong quá trình xây dựng và vận hành.
Lợi ích chính của BIM trong giai đoạn xây dựng là loại bỏ các sự cố hoặc sai sót, hạn chế sự trì hoãn và lặp lại công việc dẫn đến tăng lượng khí thải và lãng phí nguyên liệu. Ví dụ, xây dựng đúc sẵn và xây dựng theo mô-đun có thể giúp giảm lượng khí thải được tạo ra tại công trường nhờ tốc độ nhanh chóng và giảm lãng phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên, xây dựng đúc sẵn phụ thuộc mạnh mẽ vào BIM, nhờ vào tự động hóa quy trình sản xuất, từ đó giảm thiểu đáng kể lượng khí thải của các hoạt động xây dựng.
Để tiết kiệm trong quá trình sản xuất, nhà thầu có thể kiểm tra mức độ phù hợp của các vật liệu xây dựng với BIM. Ví dụ, sử dụng sàn rỗng đúc sẵn (hollowcore slabs) có thể tiết kiệm bê tông và cốt thép, cũng như ít tiêu thụ năng lượng, chất thải và khí thải trong quá trình vận chuyển đến công trường. BIM có thể mô hình hóa các tấm sàn này trong mô hình và phân tích khách quan về mức độ phù hợp của chúng.
BIM cũng có thể hạn chế lãng phí nhờ vào chức năng lập kế hoạch và quản lý tốt hơn. Ví dụ, BIM có thể mô phỏng trình tự xây dựng để đảm bảo tính khả thi của kết cấu, từ đó hạn chế các thay đổi gây tốn kém và lãng phí tài nguyên. Việc này có thể được thực hiện đối với cả phương pháp xây dựng truyền thống, xây dựng theo mô-đun hoặc đúc sẵn. Ngoài ra, nhà thầu cũng có thể kiểm tra các cấu kiện đúc sẵn trước khi lắp dựng chúng tại công trình.
Chức năng trực quan hóa sơ đồ công trường, lập kế hoạch bố trí thiết bị (như cẩu tháp), hướng tiếp cận và kho chứa cũng có thể giúp tránh lãng phí vật liệu trong quá trình xây dựng. Việc lập kế hoạch và mô phỏng thêm này không chỉ hữu ích để bảo quản vật liệu, mà còn giúp tránh việc phát sinh năng lượng không cần thiết cũng như hạn chế khí thải được tạo ra vượt quá mức cho phép.
BIM không chỉ hữu ích cho việc thiết kế mà còn cải thiện tính bền vững trong xây dựng. Để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, hãy tải xuống tài liệu của chúng tôi: “Green BIM – Giải pháp số hóa cho xây dựng bền vững”.
Tìm hiểu thêm về việc tăng tốc thiết kế đến xây dựng với Allplan 2024.
ALLPLAN là một thành viên của Nemetschek Group.