BIM là phương pháp làm việc kỹ thuật số được sử dụng trong lĩnh vực Kiến Trúc, Kỹ Thuật và Xây Dựng (AEC). BIM có mối liên kết chặt chẽ với những phần mềm thiết kế 3D. Quy trình BIM là cách tiếp cận sử dụng các mô hình kỹ thuật số. Trong việc tạo lập, quản lý những thông tin xây dựng liên quan đến dự án. BIM cho phép mọi người làm việc mới nhau một cách hiệu quả, trong suốt vòng đời của dự án xây dựng. Kết quả là dự án sẽ minh bạch và đạt chất lượng cao hơn. Chi phí và tiến độ đáng tin cậy hơn. Đây cũng sẽ là cơ sở để hoàn thiện những tòa nhà và cơ sở hạ tầng tốt hơn.
BIM cải thiện mọi công đoạn của quá trình phát triển và thực hiện dự án, nhờ vào:
1. Nâng cao chất lượng: Mô hình BIM chứa tất cả thông tin về các cấu kiện xây dựng. Có thể truy cập nhanh chóng và dễ dàng. Cho phép việc điều phối và giao tiếp hiệu quả hơn giữa các đối tác trong dự án. Kiểm tra va chạm và mô phỏng ảo trước khi khởi công dự án xây dựng.
2. Thông tin được tập trung: Mô hình BIM quản lý và điều phối luồng thông tin của một dự án. Đồng thời chứa tất cả thông tin của những đối tác khác nhau cho phép đánh giá và xác minh mọi lúc. Cách tiếp cận thông tin từ một nguồn duy nhất này giúp tăng độ tin cậy của thông tin thiết kế.
3. Dự đoán chính xác: Nhờ vào mô hình BIM, những báo cáo về khối lượng, chi phí và tiến độ có thể được tạo ra bất kì lúc nào.Giúp việc quản lý những dự án phức tạp trở nên dễ dàng hơn.
4. Ra quyết định chính xác hơn: Việc giao tiếp và chuyển giao thông tin dễ dàng giữa các bên tham gia dự án. Bao gồm cả khách hàng – cũng như việc có một nguồn thông tin tập trung và luôn được cập nhật. Điều đó giúp việc đưa ra những quyết định sáng suốt và dễ dàng hơn. Vì thế cũng đạt được kết quả dự án tốt hơn.
Những thay đổi về thiết kế và thi công có thể được miêu tả một cách trực quan trên mô hình BIM. Điều đó giúp cho cả khách hàng lẫn nhóm thực hiện dự án hiểu rõ hơn về những tác động do sự thay đổi mang đến. Cũng như những cập nhật về tiến độ hiện tại. Các vấn đề thường được phát hiện ở giai đoạn đầu của dự án. Vì vậy, có thể được giải quyết theo cách hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Khả năng chạy mô phỏng xuyên suốt vòng đời dự án có thể giúp đưa ra những quyết định sáng suốt trong quá trình thiết kế xây dựng. Tiết kiệm tài nguyên, nâng cao tính bền vững, gia tăng và bảo tồn giá trị của tòa nhà.
Dễ dàng tiếp cận thông tin dự án, chia sẻ dữ liệu, và mô hình hóa dự án hoàn chỉnh giúp cho các nhóm dự án dễ dàng giao tiếp và hợp tác. Mang đến kết quả dự án tốt hơn. Mô hình BIM giúp khách hàng tiếp cận thông tin về kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng. Một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tùy vào trường hợp ứng dụng trong vòng đời dự án, BIM có thể được sử dụng thông qua nhiều cách khác nhau. Trong cùng một công ty (“little BIM”); giữa tất cả các nhóm dự án (“Big BIM”); sử dụng cùng một họ phần mềm (“closedBIM”); Hoặc trao đổi dữ liệu được tạo ra bởi nhiều phần mềm khác nhau dựa trên một mô hình mở (“openBIM”).
Các công ty áp dụng mô hình BIM sẽ hoạt động hiệu quả hơn và thu được nhiều lợi ích hơn. Bên cạnh đó có được sự chuẩn bị tốt hơn cho các dự án trong tương lai. Khi mô hình BIM ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ngành xây dựng (AEC).
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình BIM, là cách tiếp cận tư duy tiến bộ của họ đối với những nhân viên tiềm năng, giúp dễ dàng thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu. Một lợi ích thiết thực trong bối cảnh khó tìm được những nhân viên giỏi.
Đây chỉ là một số lợi ích tiêu biểu mà BIM mang đến cho kiến trúc sư, kỹ sư dân dụng và nhà thầu. BIM vượt ra ngoài việc chỉ là phần mềm thiết kế kiến trúc và kỹ thuật. Để tạo ra một cái nhìn tổng thể cho tất cả các đặc điểm vật lý và chức năng của dự án. BIM là một công cụ ra quyết định đáng tin cậy cho toàn bộ vòng đời dự án. Nếu bạn muốn tìm hiểu về lợi ích của BIM chi tiết hơn, cũng như cách bạn có thể bắt đầu triển khai BIM trong tổ chức của mình, hãy tải xuống bản dùng thử 30 ngày Allplan 2020 để trải nghiệm thêm.
ALLPLAN là một thành viên của Nemetschek Group.