Ứng dụng công nghệ BIM trong các dự án đầu tư xây dựng mang lại nhiều lợi ích cho các đối tác tham gia dự án. Họ có thể xem xét trước, đánh giá hiệu quả trước khi thực hiện. Và kiểm soát được các xung đột, độ chính xác của bản thiết kế, giải quyết được các vấn đề liên quan ngay ở giai đoạn đầu của dự án.

1. Những lợi ích của BIM đối với chủ đầu tư

 

  • BIM cung cấp cái nhìn trực quan hỗ trợ trong quá trình lựa chọn phương án đầu tư, thiết kế, kế hoạch vốn. Giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc xem xét và ra quyết định thông qua các thông tin được tích hợp sẵn trong mô hình;
  • Việc áp dụng BIM giúp giảm thiểu thời gian ngừng chờ xử lý xung đột ngoài ý muốn (xuất phát từ lỗi thiết kế hoặc từ việc không phù hợp giữa thiết kế và thi công). 
  • Cơ sở dữ liệu thông tin BIM sử dụng rất hiệu quả trong việc xây dựng báo cáo vận hành, phân tích.

2. Những lợi ích của BIM mang lại cho đơn vị thiết kế

 
  • Tăng chất lượng thiết kế, giảm đáng kể mâu thuẫn giữa thiết kế tại văn phòng và thi công ngoài hiện trường. Các thiết kế thực hiện thông qua BIM khi có điều chỉnh, thông tin thay đổi sẽ hiển thị trên đối tượng đó ở bộ phận thiết kế khác;
  • Việc sử dụng mô hình thông tin công trình 3D, kèm theo tích hợp phần mềm đo bóc khối lượng. Do đó, việc đo bóc khối lượng công trình được thực hiện một cách tự động. Việc xác định chi phí xây dựng công trình sẽ được rút ngắn đáng kể.
  • Việc sử dụng dữ liệu trên công nghệ điện toán đám mây giúp các nhóm phối hợp với nhau để thiết kế, chuyển giao sản phẩm và lưu trữ thuận tiện hơn.

3. Lợi ích chính mà việc áp dụng công nghệ BIM mang lại cho đơn vị quản lý dự án

 

  • BIM cung cấp công cụ để lên kế hoạch toàn diện. Và nâng cao khả năng điều hành, quản lý đối với cả vòng đời dự án ở trình độ công nghệ tiên tiến;
  • BIM cung cấp cho ban quản lý dự án một mô hình trực quan, cùng với các yếu tố tích hợp như tiến độ thi công. Giúp quản lý thực hiện công việc dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt về huy động nguồn vốn. 
  • Việc ứng dụng BIM thông qua việc tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn thực hiện, cách thức chuyển giao dữ liệu… Bằng các hướng dẫn, quy định, các file mẫu. Nhờ đó, các Ban quản lý dự án sẽ theo dõi, giám sát việc thực hiện thiết kế, thi công thuận lợi, chính xác.

4. Lợi ích của công nghệ BIM đối với nhà thầu thi công, lắp đặt thiết bị

 

  • Sử dụng mô hình BIM giúp các nhà thầu xây lắp hạn chế sai sót trong việc triển khai bản vẽ thiết kế đến thi công.
  • Phát hiện và lường trước các khó khăn trong quá trình thi công ngay từ giai đoạn tiếp cận hồ sơ thiết kế. Những “xung đột” giữa các kết cấu được hiển thị rõ trên mô hình. Từ đó các kỹ sư đề ra được phương án phù hợp để giải quyết những “xung đột” đó.
  • Mô hình thông tin công trình hoàn thiện có khả năng cung cấp thông tin về các loại vật liệu ngay tại giai đoạn thiết kế. Ví dụ như khối lượng, thông số kỹ thuật, và thuộc tính. Những thông tin đó được sử dụng cho việc mua bán vật liệu từ các nhà cung cấp và nhà thầu phụ.
  • Mô hình thông tin công trình xây dựng có thể được dùng nền tảng cho các cấu kiện chế tạo sẵn. Giải pháp này đã được sử dụng rất thành công cho các cấu kiện bê tông chế tạo sẵn, các lỗ mở cửa và chế tạo sẵn các tấm kính. 

5.Những lợi ích của BIM đối với BIM đối với đơn vị quản lý, vận hành công trình

 

  • Đơn giản hóa việc bàn giao thông tin liên quan tới thiết bị công trình. Tập hợp thông tin về vật liệu lắp đặt và bảo trì cho các hệ thống trong công trình. Các thông tin này có thể được liên kết tới đối tượng trong mô hình công trình.
  • Cung cấp nguồn thông tin chính xác và quan trọng cho việc quản lý và vận hành công trình. Như một nền tảng hỗ trợ giám sát các hệ thống kiểm soát thời gian thực. Nhằm quản lý thiết bị từ xa và rất nhiều các khả năng khác vẫn chưa được phát triển hoàn thiện.

6. Lợi ích lớn của công nghệ BIM đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

 

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý đô thị có được cái nhìn tổng quát, cụ thể về sự phù hợp của quy hoạch, kiến trúc công trình, … Phục vụ quá trình xét duyệt quy hoạch, phương án kiến trúc, cấp phép xây dựng… Cải tiến thủ tục hành chính hướng đến tăng năng suất và hiệu quả cho tất cả các bên.
  • Việc ứng dụng BIM trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình giúp giảm được thời gian nghiên cứu và phê duyệt hồ sơ cấp phép.
    Phục vụ rất có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra công trình xây dựng. 

Nguồn: united-bim.com

NEWSLETTER

Get informed via email about news on Allplan products

The all-in-one solution for engineers and architects


    Shopping Basket