Đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởng đến các khía cạnh cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, từ cách chúng ta làm việc và học tập đến cách chúng ta mua sắm và giao lưu. Nhu cầu về giãn cách xã hội đã dẫn đến một số thay đổi đối về cách mà các không gian công cộng được sử dụng, chẳng hạn như sự xuất hiện của những hệ thống một chiều và các phương tiện khử trùng tay tạm thời. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ là những giải pháp ngắn hạn, thường được đưa vào những không gian không được thiết kế với mục đích giãn cách xã hội. Thách thức đối với các kiến trúc sư và nhà thiết kế khi chúng ta bước sang một tương lai hậu COVID là thiết kế để đáp ứng được những yêu cầu mới này theo những cách mới mẻ và sáng tạo mà vẫn mang lại cảm giác gần gũi với nhau trong khi vẫn duy trì khoảng cách vật lý – kiến trúc hậu COVID. Đây là 3 cách kiến trúc có thể thay đổi do hậu quả của đại dịch.
Một trong những thay đổi cũng như thách thức lớn nhất đối với các nhà thiết kế sẽ là tìm ra những cách mới để sử dụng các khu vực chung. Các khu vực mở như công viên hoặc quảng trường nơi các nhóm lớn người có thể tụ tập, hay những không gian bên trong trước đây được thiết kế để nhằm thu hút càng nhiều du khách càng tốt, giờ đây cần một cách tiếp cận khác. Để đạt được điều này, các nhà thiết kế phải xem xét vô số cách mà công chúng có thể sử dụng không gian và hình dung lại cách mà không gian đó có thể hoạt động trong bối cảnh phải giãn cách xã hội.
Ví dụ, không gian công cộng cần được thiết kế (hoặc tái thiết kế) với mục tiêu định hướng hành vi người sử dụng nhưng vẫn cho phép người dùng có thể tận hưởng không gian như dự định. Các biện pháp hỗ trợ điều tiết như các khu vực được đánh dấu để duy trì sự ngăn cách trên sân bóng đá hoặc ranh giới giữa các khu vực chung với màn hình hoặc mái che cần phải được tích hợp vào thiết kế ngay từ đầu, nhưng không làm giảm mục đích sử dụng của không gian. Các khu vực hiện có như chỗ đậu xe hơi có thể được tái sử dụng để phù hợp với các khu vực tiếp khách và ăn uống ngoài trời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gần đó có thể mở rộng công suất một cách an toàn. Việc cân bằng nhu cầu an toàn này với tính thực tiễn của các chức năng tòa nhà sẽ chi phối các thiết kế kể từ bây giờ.
Công nghệ cung cấp cơ hội để giảm thiểu sự tương tác giữa mọi người mà không cần các rào cản vật lý hoặc các điểm tiếp xúc chung. Ví dụ, sử dụng dịch vụ đặt bàn trực tuyến thay vì đặt hàng tại quầy bar có thể giúp nhà hàng giảm lượng khách quen rời bàn của họ và trộn lẫn với những người khác khi được hỗ trợ thiết kế và bố trí phù hợp. Thang máy có thể được gọi bằng điện thoại thông minh nên không cần nhấn nút và các công nghệ tự động – chẳng hạn như cửa, ánh sáng và vòi nước – có thể được cài đặt vào văn phòng hoặc các không gian khác để giảm bớt điểm tiếp xúc. Việc tích hợp các loại công nghệ không cần chạm tay này vào các thiết kế sẽ không còn là một tính năng bổ sung tùy chọn, mà là một điều thiết yếu trong môi trường hậu COVID.
Trong nhiều năm, xu hướng làm việc và sống theo không gian mở đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, với mối đe dọa của một căn bệnh truyền nhiễm và khả năng lây lan dễ dàng hơn trong môi trường mở bên trong nhà, có thể có một động thái hướng tới việc thiết kế các khu vực làm việc riêng biệt hơn trong các văn phòng. Có thể nhận thấy là sẽ có nhu cầu về hành lang và cửa ra vào lớn hơn, các khu vực xác định được ngăn cách với phần còn lại của không gian, nhiều cầu thang hơn và tăng cường tập trung vào việc lọc và thông gió đầy đủ. Khi nhiều nhân viên tiếp tục làm việc tại nhà và giảm thời gian ở văn phòng, nhiều không gian hơn có thể được phân bổ cho số lượng nhân viên thấp hơn để giảm thiểu sự tiếp xúc. Thậm chí có thể có những thay đổi đối với các quy định về xây dựng để giảm mật độ trong văn phòng hoặc các môi trường khác do hậu quả của đại dịch, như các đại dịch trong quá khứ đã gây ra – mặc dù còn quá sớm để nói liệu điều này có xảy ra hay không. Chỉ có một điều chắc chắn – kiến trúc hậu COVID sẽ khác với những gì chúng ta đã biết trong thời gian qua.
Source: blog.allplan.com
Giải pháp toàn diện cho kỹ sư và kiến trúc sư
ALLPLAN là một thành viên của Nemetschek Group.